Facebook Shop – Cơ hội hay thách thức cho thương mại điện tử Việt Nam?

Sân chơi Thương mại điện tử dường như đã cực kỳ chật chội với hàng loạt các ông lớn như Amazon, eBay, Taobao hay Tmalll… Liệu cục diện có sẽ thay đổi khi Facebook Shop – một tay chơi mới xuất hiện đã có sẵn 2,6 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Dấn thân vào lĩnh vực Thương mại điện tử vốn đang tăng trưởng thần tốc sau dịch Covid-19 – sẽ là cú rẽ hứa hẹn nhiều thành công hay thách thức cùng cực từ cuộc đua không cân sức với những tay chơi lão làng?

Ra mắt Facebook Shop - cơ hội hay thách thức cho TMĐT Việt Nam

Ra mắt Facebook Shop – cơ hội hay thách thức cho TMĐT Việt Nam

Facebook shop là gì?

Nếu bạn còn chưa biết thì Facebook Shop là nơi giúp doanh nghiệp thiết lập một cửa hàng trực tuyến duy nhất để khách hàng có thể dễ dàng truy cập trên cả hai nền tảng mạng xã hội khổng lồ hiện nay là Facebook và Instagram. Điều này có nghĩa là, bất kỳ người bán nào, bất kể quy mô và ngân sách ra sao đều có thể đưa doanh nghiệp của họ trở thành trực tuyến và thuận tiện kết nối khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Sáng ngày 20/05/2020, tại một livestream trên trang cá nhân của mình, Mark Zuckerberg đã sơ lược giới thiệu một sản phẩm mới của Facebook sẽ được ra mắt trong thời gian tới mang tới “Facebook Shop Update”. Theo đó, Facebook Shop sẽ mang những tính năng tương tự như một sàn Thương mại điện tử mới ngay trên nền tảng Facebook. Với việc sở hữu Big Data, hành vi người dùng trên Mạng xã hội và số lượng users lên tới 2,6 tỷ thì việc mua sắm trực tiếp trên Facebook chính là thách thức kinh khủng các ông lớn Ecommerce sẽ phải đối mặt.

Giao diện Facebook Shop
Giao diện Facebook Shop

Một số điểm nổi bật của Facebook Shop?

  • Có mặt trên cả 4 nền tảng chính trong hệ sinh thái Facebook và Instagram: Sản phẩm có thể được thêm vào giỏ hàng và thanh toán ngay mà không cần đưa qua web hay nhảy vào Messenger như hiện tại. Messenger và Whatsapp sẽ chỉ dùng để người mua và người bán thảo luận về sản phẩm.
  • Giao diện shop bán hàng: khi người bán thêm sản phẩm thì hệ thống sẽ tự động tạo ra giao diện shop bán hàng hoàn toàn miễn phí. Sẽ có kho hàng đồng thời tính năng bảo mật thông tin và hành vi mua hàng của khách.
  • Tốc độ load nhanh: Facebook Shop được tích hợp trong nền tảng mạng xã hội Facebook và tối ưu tốc độ tải trang để tạo trải nghiệm mua hàng tốt nhất nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Mua hàng mọi nơi: Trên Instagram, một tab mới tên là “Shopping Tab” sẽ xuất hiện để khi khách hàng vào tab, một story mới sẽ hiển thị và mini website trong Instagram pop-up ngay giúp khách mua hàng. Trên livestream của Facebook/Instagram cũng có thể gắn sản phẩm thuộc Facebook Shop để khách hàng chọn xem và mua sản phẩm.
  • Cá nhân hóa doanh nghiệp: Các nhà bán trên Facebook có thể dễ dàng chỉnh sửa shop tùy ý để thể hiện riêng bản sắc của mình về thương hiệu. Từ đó tạo ra các collections tùy thích, có hệ thống loyalty program points và reward đồng bộ trên nhiều nền tảng.
  • Cá nhân hóa khách hàng: Một điểm cộng của Facebook Shop là sử dụng công nghệ Ai để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Theo đó, khi khách hàng lướt newsfeed Facebook và Instagram mà vô tình thích thú với sản phẩm nào được thể hiện ở dạng văn bản hoặc hình ảnh thì khi bấm vào sẽ xuất hiện ngay nơi bán sản phẩm đó mà doanh nghiệp không cần thiết phải tag sản phẩm vào.
  • Tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh: Tương tự như các sàn Thương mại điện tử hàng đầu như Tmall, Taobao – Facebook Shop sẽ có cả hệ thống Ultimate Reality giúp khách hàng tìm được sản phẩm có mặt trên Facebook thông qua ảnh chụp thực tế. Tức là nếu dùng camera quay sản phẩm thì trang bán sẽ lập tức xuất hiện.
  • Hệ sinh thái mở: trong buổi livestream giới thiệu, Mark Zuckerberg cũng công bố một hệ sinh thái mở bao gồm discovery, consideration, checkout, shipping và customers support nhằm tạo cơ hội cho các nhà phát triển bên thứ 3 đưa vào các ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bằng Facebook Shop mới được hoàn chỉnh hơn.
Facebook Shop mở ra nhiều thử thách nhưng cũng là cơ hội cho các nhà bán hàng
Facebook Shop mở ra nhiều thử thách nhưng cũng là cơ hội cho các nhà bán hàng

Facebook Shop có đang gây sức ép cho thị trường Thương mại điện tử Việt Nam?

Nhìn chung, bước tiến của Facebook chính là một sự đổi mới với các nền tảng mạng xã hội mà các doanh nghiệp cần nhanh chóng đi trước đón đầu. Điều này chứng tỏ miếng bánh thương mại điện tử cực kỳ màu mỡ để Facebook phải tập trung đầu tư trong thập kỷ mới. Vậy phải chăng, tính năng mới của Facebook sẽ gây sức ép nặng nề cho thị trường Thương mại điện tử Việt Nam?

Trên thực tế thì không phải vậy. Nhà bán hàng Việt Nam thực chất đã dùng Facebook như một nền tảng kinh doanh từ 6-7 năm trước. Đồng thời thương mại điện tử Việt Nam vốn dĩ có những đặc thù riêng mà Facebook Shop muốn phát triển được phải có những thay đổi để thích nghi và cá nhân hóa với đặc điểm tiêu dùng của người Việt. Cùng Dream Agency điểm lại một số “gạch đầu dòng” thân thuộc sau đây nhé!

  • Đăng sản phẩm lên Facebook đơn giản, kết nối với Messenger: bản chất không khác gì việc nhà bán Việt Nam hiện tại đăng bài quảng cáo rồi chốt đơn qua inbox.
  • Hỗ trợ bán hàng qua livestream: tương tự như trên, nhà bán Việt Nam đã livestream bán hàng trên Facebook từ lâu, điểm khác biệt là có chăng Facebook sẽ cung cấp thêm phím “Product” để người mua đặt hàng thay vì để lại số điện thoại qua comment như trước đây.
  • Kết nối với các bên thứ ba ví dụ như Woo Commerce hay Shopify: trên thực tế hành vi mua hàng checkout ở nền tảng thứ 3 là không phổ biến ở Việt Nam. Do đó, tính năng này có vẻ không khả thi và phù hợp.

Chuẩn bị gì để đón đầu xu thế Facebook Shop?

Một số gợi ý của Dream Agency để các nhà bán nhanh chóng đón đầu xu thế có thể kể đến như:

  • Tìm hiểu thêm về hệ thống DPA (Dynamic Product Ads) ngay bây giờ!
  • Nghiên cứu cách đồng bộ sản phẩm từ website sang Facebook Shop.
  • Sẵn sàng dịch chuyển sang môi trường Online và trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu.
  • Xây dựng hệ thống công nghệ phục vụ cho việc Marketing (Martech) như hệ thống report, hệ thống CRM, hệ thống automation marketing,…
  • Xây dựng ma trận bán hàng + hệ thống remarketing dựa trên hành trình và trải nghiệm khách hàng.
  • Tận dụng nền tảng sẵn có để tối đa hóa trải nghiệm người dùng với thương hiệu
Nhà bán hàng cần nhanh chóng đón đầu xu thế để tiên phong bứt phá
Nhà bán hàng cần nhanh chóng đón đầu xu thế để tiên phong bứt phá

Lời kết

Tóm lại, Facebook Shop trên thực tế không phải nền tảng sàn Thương mại điện tử, cũng không có gian hàng hay hệ thống vận tải, không làm trung gian thanh toán, không chi tiết quảng cáo kéo khách vào gian hàng nhà bán. Ngược lại, nhà bán phải chi tiền quảng cáo để được hiển thị.

Về bản chất, Facebook Shop chỉ đơn giản là trở thành “chất kết dính” làm cho những thứ vốn dĩ rất rời rạc trước đây của Facebook như MarketPlace, Product tag, Shop, Instagram, Whatsapp… trở nên thống nhất và mượt mà hơn. Nhiều người cho rằng Facebook Shop sẽ cạnh tranh và giết chết Shopee, Tiki, Lazada. Tuy nhiên có một sự thật mà nhà bán nào cũng nên hiểu rõ, là các sàn Thương mại điện tử đổ cả nghìn tỷ, hàng chục nghìn người, hệ thống kho vận, marketing… cực kỳ bài bản trong Facebook còn chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam thì cuộc chiến này không chỉ khó, mà còn phải vô cùng hao tài tốn của.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply