Shoppertainment – Xu hướng tương lai của Thương mại điện tử

Shoppertainment (Shopper + Entertainment) nổi lên như một hình thức mua sắm kết hợp với giải trí nhằm tăng cường hiệu quả tiếp thị và thúc đẩy doanh số bán hàng. Đại dịch Covid-19 không chỉ thúc đẩy sự phát triển đáng kể của thương mại điện tử mà còn đẩy mạnh sự chuyển đổi của người tiêu dùng từ việc mua hàng tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, thay vì chỉ đơn thuần mua sắm, khách hàng thường ưa thích khám phá những trải nghiệm mới mẻ và tràn đầy cảm hứng.

1. Shoppertainment là gì?

Shoppertainment là sự kết hợp của hai yếu tố: Mua sắm (shopper) và Giải trí (entertainment). Theo đó, người tiêu dùng không chỉ thực hiện mua hàng theo cách truyền thống mà còn có thể tham gia tương tác trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa.

Trước đây với thương mại truyền thống, hình thức này có thể được tổ chức trực tiếp tại điểm bán bằng cách sự kiện, trò chơi, ngày hội trải nghiệm. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển bùng nổ của Thương mại điện tử, Shoppertainment đã được nâng tầM với hình thức đa dạng, “không khoảng cách”, mọi lúc mọi nơi thông qua Internet.

Livestream xu hướng Shoppertainment tại trung quốc và việt nam

Xu hướng Shoppertainment đã xuất hiện và phổ biến tại Trung Quốc từ những năm 2016 – 2018. Chúng ta đã nghe về những câu chuyện như Nữ hoàng Livestream, Ông hoàng bán son, Bà cụ livestream bán đào… Tuy nhiên, chỉ khi đại dịch Covid bùng phát, thế giới áp dụng các biện pháp giãn cách, phong tỏa, đã góp phần giúp xu hướng mua sắm này thực sự phát triển vượt bậc.

Mạng xã hội chính là môi trường lý tưởng cho hoạt động kết hợp giữa việc bán hàng và giải trí. Bên cạnh TikTok, Instagram, Facebook,.., nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán lẻ như Amazon và Alibaba cũng có các công cụ hỗ trợ để giúp nhà bán hàng có thể triển khai Shoppertainment. Trong đó, phải kể đến Taobao (Alibaba) đóng vai trò tiên phong và tạo nên trào lưu Shoppertainment. Tiếp đến là sự bùng nổ của nền tảng giải trí video ngắn Tiktok khi giúp nhà bán hàng tiếp cận đến hàng triệu khách hàng một cách nhanh chóng.

2. Đặc điểm của xu hướng Shoppertainment

Shoppertainment mở ra không gian để khách hàng và nhà bán hàng xích lại gần nhau hơn, thoải mái đặt câu hỏi, giao lưu trò chuyện và tương tác. Trong mỗi buổi phát trực tiếp, kịch bản là điều vô cùng quan trọng để có thể hướng đến việc thu hút tương tác từ người dùng. Vì thuật toán phân phối của nền tảng luôn sẽ phân phối luồng phát trực tiếp cho những Livestream hấp dẫn, nhiều tương tác,… Các nhãn hàng thường sẽ đưa vào kịch bản một số hoạt động giải trí như minigame. Chẳng hạn như lời đúng một câu hỏi nào đó thì khách hàng sẽ nhận được ưu đãi giảm giá hoặc được tặng sản phẩm phễu. Hoặc các streamer cũng có thể tăng tính giải trí thông qua cách thể hiện giới thiệu sản phẩm, chẳng hạn như xu hướng “Rap giới thiệu sản phẩm” thịnh hành gần đây, “Hát giao lưu” và giới thiệu sản phẩm, Xây dựng các tiểu phẩm ngắn,…

thực tế ảo vr ar shoppertainment xu hướng mua sắm giải trí thương mại điện tử

Công nghệ thực tế ảo được các nhãn hàng lớn thử nghiệm mang lại trải nghiệm cao cho người mua

Một số hình thức triển khai Shoppertainment phổ biến hiện nay: 

  • Triển khai Livestream tương tác trực tiếp với người xem
  • Sáng tạo nội dung bằng những video ngắn có tính giải trí và chuyển đổi mua hàng
  • Biến sản phẩm và trải nghiệm mua sắm thành một trò chơi
  • Thực tế ảo: Cho phép người dùng trải nghiệm sản phẩm qua các công nghệ VR, AR,…

Sau tất cả, mọi hoạt động trên đều trong nỗ lực nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng, tránh nhàm chán và đánh vào cảm xúc của người xem. Khi cảm xúc của họ dâng trào, khả năng ra quyết định mua hàng của họ sẽ nhanh và mạnh hơn.

3. Shoppertainment hướng tới nhóm đối tượng nào

Shoppertainment hướng đến chủ yếu đối tượng khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34. Hành vi của nhóm này thường tham gia mạng xã hội, các ứng dụng mua sắm giải trí một cách đều đặn, có nhu cầu mua hàng trực tuyến cao hơn so với các đối tượng khác. 

Tuy nhiên, gần đây, tệp khách hàng có độ tuổi trung niên đang ngày càng gia tăng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bậc phụ huynh lướt Facebook, Tiktok ngày càng nhiều.Thời gian trở lại đây, Tiktok cũng đang ưu tiên phân phối nội dung đến nhiều người trung niên hơn.

4. Vì sao doanh nghiệp cần triển khai Shoppertainment ngay

4.1. Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng

Việc triển khai Shoppertainment trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, ứng dụng mua sắm giúp nhãn hàng có thể được đề xuất và phân phối nội dung đến nhiều người hơn, từ đó tăng khả năng tiếp cận và bán hàng.

4.2 Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng

shoppertainment xu hướng mua sắm giải trí thương mại điện tử

Việc thay đổi hình thức sang mua sắm kết hợp giải trí, thay vì chỉ thuần bán hàng và giới thiệu sản phẩm nhàm chán theo kiểu cũ, sẽ giúp cho khách hàng hứng thú hơn và dễ đưa ra quyết định chuyển đổi mua hàng hơn.

4.3 Xây dựng tệp khách hàng trung thành

Nếu khách hàng xem những phiên bán hàng giải trí của bạn và cảm thấy thoải mái, vui vẻ, họ sẽ có xu hướng follow và tiếp tục xem các phiên livestream tiếp theo, trở thành một fan của bạn. Từ đó giúp nhãn xây dựng tệp khách hàng trung thành. Và dĩ nhiên chi phí bỏ ra để có 1 khách hàng mới luôn đắt hơn nhiều lần so với khách hàng cũ. Do vậy đây là một cách tối ưu chi phí, tăng doanh thu vô cùng hiệu quả.

Hotline: 0386 166 961
Fanpage: https://www.facebook.com/dreamagency.vn/
Dream Agency – The leading Ecommerce Agency

Leave a Reply