BÁN HÀNG TRÊN SÀN TMĐT – MIẾNG BÁNH NGON KHÔNG DÀNH CHO TẤT CẢ

Tầm những năm 2013-2014, faceboob ads nổi lên như một ông hoàng, cứ đổ tiền vào kiểu gì cũng thắng. Cứ 100 ông thì 99 ông chạy facebook ads kiếm được nhiều tiền, thậm chí rất rất nhiều tiền. Công thức thì đơn giản, cứ lên 1688 tìm hàng hot trends về chạy, là kiểu gì cũng ra tiền. Tầm tầm 4-5 năm sau thì cục diện thay đổi. Khách thì vẫn có nhưng khó tính kinh khủng và thuật toán facebook thì khôn ngoan hơn gấp trăm lần. Thế là người người nhà nhà đổ sang bán hàng trên sàn TMĐT, cuối 2018 là giai đoạn sàn bắt đầu tăng tốc, bứt phá hơn cả.

Tiềm năng toàn ngành TMĐT Việt Nam tính đến 2020
Tiềm năng toàn ngành TMĐT Việt Nam tính đến 2020

Bán hàng trên sàn TMĐT đời đầu – nghìn đơn mỗi ngày treo tận miệng nhà bán

Lẽ dĩ nhiên sàn TMĐT đời đầu khát nhà bán hàng. Lazada Việt Nam thành lập từ 2012 nhưng chỉ bắt đầu hoạt động mạnh từ 2014, Shopee vào Việt Nam từ giữa 2016, thì ngay lập tức vung tiền mạnh tay cho khách kết hợp “tổng tiến công” nhà bán hàng.

Bán hàng trên sàn Shopee và lazada từ đó trở đi là miếng bánh béo bở. Nhân viên hỗ trợ ngành hàng những năm 2016-2017 tới tận cửa hàng mời shop lên sàn, support tận răng ngày 2000-3000 đơn là chuyện cực kỳ bình thường.

Công thức thì vẫn cứ đơn giản. Thay vì nhập hàng 50k chạy facebook ads bán 300-500k thì bán hàng trên sàn TMĐT chỉ cần ra giá 70k, sàn trợ giá 20k freeship và khách trả 50k nhưng nhà bán nhận đủ 70k. Nhất là khi sản phẩm lên flashsale, banner cả ngày mà không tốn 1 xu, thế nên 1000 đơn lãi nhẹ nhàng 20 củ mỗi ngày không mất đồng quảng cáo nào. 

Bán hàng trên sàn TMDDT Việt Nam thời kỳ đầu chủ yếu là giáo dục và "lôi kéo" khách hàng tiềm năng
Bán hàng trên sàn TMDDT Việt Nam thời kỳ đầu chủ yếu là giáo dục và “lôi kéo” khách hàng tiềm năng

Bán hàng trên sàn TMĐT đời sau – dù đốt tiền nghìn đơn vẫn hiếm?

Rõ ràng là thời hoàng kim nào rồi cũng sẽ qua, chẳng có con đường nào trải hoa hồng mãi mãi – đặc biệt là khi lúc này, sàn TMĐT đã kéo được một tập khách hàng trung thành đủ lớn. Shopee giờ là khủng nhất, đâu đấy 45 triệu traffic/tháng; Tiki/Lazada/Sendo chầm chậm theo sau cũng 30-35 triệu traffic. 

Các nhà bán hàng trên sàn TMĐT theo thời gian bây giờ cũng có mặt đầy đủ các thương hiệu khủng. Theo thống kê của Lazada vào đợt siêu sale 9/9, top doanh thu toàn những ông lớn La Roche, Lock&Lock, Vichy hay Rohto… Từ giữa 2019, bán hàng trên sàn Sendo đẩy mạnh đưa về Mall, Shopee cũng tương tự. Những nhà bán hàng nhỏ lẻ ngày xưa được sàn cưng chiều thì bây giờ chả khác gì con rơi con rớt, đọ không nổi hàng loạt nhà bán mới khi bị cắt Mall, bắt buộc mua gói mới push FS hay đơn giản là muốn lên được banner ngành hàng thì bỏ ra vài ngàn Mỹ kim mua slot là chuyện bình thường.

Từ 2019, sàn TMĐT 2.0 đã dần hình thành rõ nét. Tất cả các sàn cạnh tranh bằng cách phối hợp hàng loạt các “đòn mạnh” như ship nhanh (Tiki Now, Lazada 4h, Shopee 4h…); hàng hóa thương hiệu (Lazada mall, Shopee mall, Senmall…) và then chốt là “GIÁ RẺ”. Tất nhiên, “RẺ” ở đây là nhà bán tự xử, chứ sàn không còn trợ giá vô tội vạ, Freeship cũng hiếm dần đi.

Xem thêm: Kinh doanh online: 5 nỗi lo muôn thuở của doanh nghiệp

Những chương trình ưu đãi khuyến mại kích cầu tăng cung xuất hiện ngày càng nhiều
Những chương trình ưu đãi khuyến mại kích cầu tăng cung xuất hiện ngày càng nhiều

Bán hàng trên sàn TMĐT – miếng bánh VẪN NGON dành riêng kẻ THỨC THỜI

2020 rồi, đừng mong cứ như facebook ngày xưa order 1688 về vã chục triệu chạy ads là sẽ bán được hàng. Nhan nhản trên sàn TMĐT hàng trăm mã ngon mình nhập 50k để kéo facebook 200-300k nhưng Shopee, Sendo… nó chỉ bán 49k thậm chí 39k, shop lại còn đã bán cả ngàn sản phẩm rồi ngang nhiên leo luôn lên top tìm kiếm thì mình chỉ có gục.

Vậy có hướng đi nào cho các bạn mới vào sàn? Hay sàn TMĐT chỉ là miếng bánh ngon cho những kẻ nhanh chân thì còn, chậm tay chắc chắn hết?

Trên thực tế, chỉ có 2 hướng để phát triển lâu dài mà ai đang “mon men” vào sàn thì nên nghiên cứu:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống khủng

“Khủng” ở đây là phải kết hợp ngon lành và nhuần nhuyễn giữa kho hàng siêu to với nguồn hàng siêu lớn để vã giá rẻ số lượng ngày vài ngàn đơn. Mỗi đơn bán chỉ cần lời 5k, mỗi ngày 1000 đơn đã sương sương dăm củ. Mà không phải chỉ chơi 1, cứ thử xây 5 shop như thế cùng 1 chủ, mỗi shop vài vạn lượt bán, chục ngàn review thì không top 1 mới lạ. Còn mà chỉ nhập vài trăm, vài ngàn mã trend về bán thì nguy cơ bị giá đè, ads đè như chạy facebook thoi thóp thở không nổi.

Thứ hai, xây dựng thương hiệu và mall để bán hàng trên sàn TMĐT

Cách này thì có vẻ “thoáng mát” hơn cách trên do ít bị cạnh tranh, tuy nhiên công sức và thời gian đổ vào cho những thứ không ra tiền ngay là cực kỳ nhiều. Nhà bán nào mà vốn quay vòng rồi kinh doanh theo lối “ăn xổi ở thì” nếu theo cách này xác định chỉ có chết. Bài toán thương hiệu khi bán hàng trên sàn TMĐT là mục tiêu dài kỳ, “ăn chắc mặc bền” và 100% ra đơn ít bị cạnh tranh. Tuy nhiên phải làm bài bản, làm đến đâu phủ đến đó thì mới có hi vọng sống sót.

Để tồn tại và đứng vững được trên các sàn TMĐT, doanh nghiệp cần thực hiện kinh doanh đa kênh bài bản và chuyên nghiệp
Để tồn tại và đứng vững được trên các sàn TMĐT, doanh nghiệp cần thực hiện kinh doanh đa kênh bài bản và chuyên nghiệp

——–

DreamAgency là đơn vị cung cấp giải pháp tư vấn, thiết lập và vận hành toàn diện gian hàng trên hệ sinh thái TMĐT đa kênh đồng hành cùng doanh nghiệp nhanh chóng rút ngắn giai đoạn, bứt phá mạnh mẽ trên con đường phát triển sắp tới!

Hotline: 097 333 55 67 (Mr. Hưng)

Fanpage: https://www.facebook.com/dreamagency.vn/

Email: dreaminghousevn@gmail.com

Address: Số 26A ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

Leave a Reply