Ở phần cuối cùng của trọn bộ hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Shopee dành cho người mới bắt đầu, hãy cùng Dream Agency khám phá những thắc mắc thường gặp khi kinh doanh trên Shopee cũng như thực hiện một vài so sánh tương quan giữa Shopee và các sàn thương mại điện tử khác trên thị trường Việt Nam hiện nay nhé!
Một số thắc mắc trong cách đăng ký bán hàng trên Shopee
Câu hỏi 1
Làm sao để tất cả các đơn hàng của nhà bán đều được freeship?
Đáp: Hiện tại Shopee đã cung cấp gói miễn phí vận chuyển XTRA dành cho nhà bán với phí tham gia là 20.000 VNĐ. Theo đó các khách hàng khi mua hàng tại Shop sau khi sử dụng mã miễn phí vận chuyển sẽ được hỗ trợ miễn phí vận chuyển cho đơn hàng tối thiểu 50.000 VNĐ với mức miễn phí vận chuyển tối đa tới 70.000 VNĐ.
Tuy nhiên, ngoài phí đăng ký, người bán sẽ phải thanh toán thêm phí dịch vụ là 5.5% giá trị đơn hàng thành công với mức tối đa là 11.000 VNĐ/sp. Nhà bán có thể đăng ký gói Freeship Xtra tại đây.
Câu hỏi 2
Nếu khách từ chối nhận hàng thì hàng đó đi về đâu và người bán có phải trả thêm phí để nhận lại hàng của mình không?
Đáp: Trong các bài viết trước của chuỗi bài hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Shopee, Dream Agency đã hướng dẫn nhà bán cập nhật địa chỉ giao, nhận và hoàn trả hàng của mình. Theo đó, với các đơn mà trạng thái xác nhận là yêu cầu đến lấy hàng, đơn vị vận chuyển sẽ trả hàng khách từ chối nhận về địa chỉ lấy hàng từ người bán trước đó. Ngược lại, nếu đơn hàng có trạng thái xác nhận là gửi hàng tại bưu cục thì đơn vị vận chuyển sẽ hoàn hàng về bưu cục người bán gửi hàng. Sau đó nhân viên bưu cục sẽ liên hệ để người bán tới nhận lại hàng ở bưu cục. Trong trường hợp đơn hàng bị hoàn về, người bán không phải chịu bất kỳ chi phí phát sinh nào thêm.
Câu hỏi 3
Nhà bán có thể đăng sản phẩm kèm thêm video ở đâu?
Đáp: Sau khi sản phẩm đã hoàn tất đăng tải, nhà bán vẫn có thể chèn thêm video bằng cách trực tiếp sửa đổi thông tin sản phẩm rồi chọn mục “chèn hình ảnh/video”. Đối với tác vụ này ở thời điểm hiện tại, Shopee mới chỉ hỗ trợ trên Shopee App, bởi vậy người bán cần sử dụng ứng dụng trên điện thoại để thực hiện.
Câu hỏi 4
Có một số sản phẩm không thể được đăng bán là vì sao?
Đáp: Một khi sản phẩm đăng tải nhưng không vượt qua được kiểm duyệt của hệ thống Shopee thì có thể do các lý do sau:
- Sản phẩm thuộc danh mục Shopee cấm bán.
- Sản phẩm không rõ xuất xứ, nguồn gốc. Trong trường hợp này bạn phải tham khảo cách đăng ký bán hàng trên Shopee chuẩn với việc cung cấp các giấy tờ chứng thực có liên quan. Nếu nhà bán là người mua phải có hóa đơn VAT, nếu nhà bán là nhà phân phối hoặc đại lý chính thức thì phải có hợp đồng ủy quyền.
- Sản phẩm có dấu hiệu gian lận (giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trên thị trường…)
- Sản phẩm có dấu hiệu nội dung bị thay đổi.
- Sản phẩm đăng tải trùng lặp.
- Nội dung đăng tải của sản phẩm bị thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác.
Câu hỏi 5
Điểm phạt của Shopee được tính như thế nào?
Đáp: Hiện tại, đối với từng mức phạt của Shopee sẽ có các hình phạt sau:
- Không được tham gia chương trình khuyến mãi trong 28 ngày đối với tất cả các mức phạt.
- Không được nhận ưu đãi hay hỗ trợ vận chuyển từ hệ thống của Shopee trong 28 ngày đối với các mức phạt 2,3,4,5.
- Ẩn toàn bộ sản phẩm của gian hàng trong 28 ngày khi khách dạo Shopee đối với các mức phạt 2,3,4,5.
- Ẩn toàn bộ sản phẩm của gian hàng trong 28 ngày khi khách tìm kiếm trên Shopee đối với các mức phạt 3,4,5.
- Không được đăng mới hay chỉnh sửa sản phẩm cũ trong gian hàng trong 28 ngày đối với các mức phạt 4,5.
- Khóa tài khoản nhà bán hàng trong vòng 28 ngày đối với mức phạt 5.
Các chính sách về cách đăng ký bán hàng trên Shopee
- Các quy định về hàng hóa trên Shopee chi tiết nhất.
- Toàn bộ các chi tiết về quy định vận chuyển của Shopee chi tiết nhất.
- Các quy định về cách đăng ký bán hàng trên Shopee khi tham gia chương trình Flash Sale.
So sánh cách đăng ký bán hàng trên Shopee và các sàn Thương mại điện tử khác
Trên thực tế, bán hàng trên Shopee hay bất kỳ sàn thương mại điện tử nào đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng Dream Agency tổng hợp qua một vài ưu và nhược điểm nổi bật nhất của từng sàn sau đây nhé!
Bán hàng trên Shopee
Được thành lập từ năm 2015 bởi tập đoàn SEA tại Singapore, cho tới thời điểm hiện tại Shopee đã có mặt tại 6 quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Việt Nam, Indonesia và Philipines.
Ưu điểm của Shopee:
- Thủ tục đăng ký đơn giản khi không cần xuất trình giấy tờ mà chỉ cần 01 số điện thoại để tạo lập gian hàng và bắt đầu bán.
- Người mua và người bán có thể trực tiếp tương tác qua chat để trao đổi thương lượng từ đó cá nhân hóa cuộc trò chuyện và đẩy nhanh quá trình bán hàng.
- Thời gian ship hàng nhanh.
- Có thể giảm giá sâu mà không bị phạt.
Nhược điểm của Shopee:
- Do thủ tục và cách đăng ký bán hàng trên Shopee rất đơn giản nên làm loãng số lượng nhà bán với các gian hàng rao bán sản phẩm kém chất lượng trong khi giá thành tương đương, dễ bị giả mạo.
- Khả năng bị cạnh tranh lớn.
- Sản phẩm không được kiểm duyệt về chất lượng tạo nên sự ngờ vực của người tiêu dùng.
- Phí ship cao.
Bán hàng trên Lazada
Lazada Việt Nam là sàn thương mại điện tử thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba Trung Quốc với sự có mặt tại 6 quốc gia khác nhau bao gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Ưu điểm của Lazada:
- Thương hiệu uy tín do người bán phải xuất trình giấy phép kinh doanh, tài khoản ngân hàng mới đủ điều kiện mở gian hàng.
- Đội ngũ hỗ trợ khách hàng hoạt động cực tốt và nhanh chóng.
- Tiềm lực tài chính lớn nên các chương trình quảng cáo diễn ra thường xuyên trên diện rộng phủ khắp các phương tiện truyền thông đại chúng.
Nhược điểm của Lazada:
- Thủ tục đăng ký online phức tạp với các điều khoản khắt khe đồng thời phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ được yêu cầu.
- Các chương trình marketing hay ưu đãi chỉ tập trung cho toàn bộ sản phẩm chứ ít khi cá nhân hóa tới riêng từng đối tượng.
- Thời gian giao hàng lâu.
- Chủ yếu tập trung tác vụ cho người mua nên người bán bị thụ động khó phát triển mạnh.
Bán hàng trên Tiki
Được thành lập vào năm 2010, ban đầu Tiki là sàn thương mại điện tử chuyên bán sách được thành lập và điều hành bởi VNG Việt Nam. Một vài năm gần đây, Tiki đã bắt đầu mở rộng bán hàng trên nhiều danh mục hàng hóa khác nhau.
Ưu điểm của Tiki:
- Gian hàng được kiểm định cực kỳ kỹ càng về nguồn gốc và chất lượng.
- Chính sách đổi trả thuận lợi và thiên về người mua.
- Chính sách giao hàng ưu đãi.
- Hệ thống bảo mật thông tin khách hàng tiên tiến, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Nhược điểm của Tiki:
- Khác với cách đăng ký bán hàng trên Shopee hay Lazada còn khá đơn giản, bán hàng trên Tiki yêu cầu nhà bán phải cung cấp được đầy đủ giấy tờ liên quan tới phân phối độc quyền hay bảo hộ nhãn hiệu khá phức tạp.
- Mặt hàng chưa đa dạng.
- Thời gian giao hàng lâu do quá trình vận hành nặng nề.
- Các hoạt động giao hàng, bán hàng, bán hành đều phải thực hiện thông qua hệ thống nhân sự riêng của Tiki.
Bán hàng trên Sendo
Tương tự Tiki, Sendo là sàn Thương mại điện tử của người Việt được xây dựng và phát triển bởi tập đoàn FPT Việt Nam với hơn 3.000.000 sản phẩm và 80.000 gian hàng tính tới thời điểm hiện tại.
Ưu điểm của Sendo:
- Xây dựng được uy tín và lòng tin nhờ thương hiệu FPT lâu năm.
- Phát triển mạnh về mảng phi công nghệ và thời trang.
- Chính sách bảo mật thông tin tốt.
- Thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
- Thao tác thiết lập gian hàng dễ dàng tương tự cách đăng ký bán hàng trên Shopee.
Nhược điểm của Sendo:
- Quá nhiều các gói marketing trả phí nhưng không rõ ràng về hiệu quả sử dụng.
- Chính sách giao hàng khó khăn cho cả người bán và người mua.
- Cơ chế quản lý người bán còn non kém dẫn tới tình trạng tồn tại hàng giả, nhái, kém chất lượng.
Nói tóm lại, bán hàng trên sàn thương mại điện tử đặc biệt với Shopee là một xu hướng mới và sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Đừng quên tìm đọc lại trọn bộ hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Shopee cho người mới bắt đầu cực kỳ chi tiết đến từ Dream Agency để có thể nhanh chóng thiết lập cho bản thân một gian hàng mới thật chuẩn chỉnh bạn nhé!